Lễ khấn cầu tự cho gia đình hiếm muộn con

4:47 PM Add Comment
Lễ khấn cầu tự cho gia đình hiếm muộn con

Hiện nay, rất nhiều gia đình, nhất là các vợ, chồng trẻ có biểu hiện hiếm muộn. Bài viết này hy vọng sẽ giúp cho các gia đình tự làm lễ cầu tự khi bị hiếm muộn. Đây là một phương pháp rất linh nghiệm, không tốn kém, dễ làm.


Khi chậm có con thì nên thế nào


Khi bị hiếm muộn, chậm có con thường là do yếu tố sức khỏe và yếu tố tâm linh.


Nguyên nhân chậm có con liên quan đến yếu tố sức khỏe

Trước mắt, nên đi khám sức khỏe ở các bệnh viên hoặc trung tâm chuyên về sức khỏe sinh sản. Y học hiện đại hiện nay đã hỗ trợ sinh sản khá tốt bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm hoặc chữa trị một số bệnh vô sinh.


Trong nhiều trường hợp, đi khám xác định hai vợ chồng khỏe mạnh, còn có khả năng có con nhưng không thể mang thai. Chúng ta nên quan tâm đến yếu tố tâm linh. Cách tốt nhất, chúng ta nên đồng thời thực hiện cả hai biện pháp trên để âm phù dương trợ.


Nguyên nhân chậm có con liên quan đến yếu tố tâm linh


Theo Giáo sư Nguyễn Tiến Đích, một chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, cho rằng có một số yếu tố tâm linh gây hiếm muộn như sau:


+ Nếu 1 trong 2 vợ chồng đang bị phạt hoặc phải trả nghiệp từ kiếp trước thì có thể không có con. Muốn mang thai, trước hết phải sám hối về lỗi lầm, xin "khất" chậm trả nghiệp chứ không thể xóa nghiệp. Bởi Nghiệp cần phải trả và trả đủ, không ở kiếp này thì vào những kiếp sau.


+ Với những cặp vợ chồng khỏe mạnh, không phải trả Nghiệp hay bị phạt gì cả, mà vẫn không thể có con. Lý do là vợ hoặc chồng bị vong nhập hoặc vong theo, tức là bị một hoặc một số linh hồn người âm nào đó nhập vào cơ thể hoặc cứ bám theo làm cho không thể có con.


Tuy nhiên, hiện nay do xã hội phát triển, có khá nhiều các bạn trẻ có thai trước hôn nhân phải nạo phá. Đây là một nghiệp do chúng ta gieo cho chính chúng ta. Với các bạn như vậy, cần phải thành tâm sám hối trước phật thánh và xin lỗi các vong linh thai nhi mà mình đã phá nạo và đưa họ lên chùa để được siêu thoát. Trước khi làm lễ cầu con thì việc này phải được làm trước. Bởi có thể chính các vong linh tội nghiệp này đã cản trở bố mẹ sinh con.


Để giúp cho các vong linh bé bỏng đó siêu thoát, các bạn có thể đọc tại đây: Văn khấn cho linh hồn Thai Nhi sớm siêu thoát tại nhà


Tiến trình của lễ cầu con


Theo người viết, thì dù ở yếu tố nào trong các yếu tố đã nêu ra thì cũng là nghiệp cả mà thôi. Vì vậy, chúng ta không quá bận tâm quá bởi trường hợp nào. Bởi việc xác định cụ thể hiếm muộn do trường hợp nào không dễ. Để hóa giải chúng ta thực hiện hai giai đoạn như sau:


+ Giai đoạn phát tâm tại gia:


Phật thánh ở trên cao, chúng ta là người trần khó có thể kêu thấu. Vì vậy, chúng ta nên nhờ phải nhờ gia tiên chúng ta kêu thay nói đỡ. Chỉ có người âm mới kêu với Phật Thánh dễ dàng hơn chúng ta.


Bài khấn tại gia:


Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)


- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.


- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).


Tín chủ (chúng) con là: .............


Ngụ tại: ………………….................


Hôm nay, tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.


Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.


Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại ngôi nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng.


Thưa các vị tôn thần, tiền chủ và gia tiên, chúng con cưới nhau đã lâu mà nay chưa có con. Chúng con cũng không hiểu vì đâu, vì nghiệp báo, vì có vong theo, hay vì ngày cưới phạm vào giờ sát mà chúng con chịu sự hiếm muộn.


Vì vậy, ngày mai chúng con lên chùa ( hay đền).... để phát tâm cầu tự. Chúng con tóc còn xanh, tuổi còn trẻ, việc dương chưa tường, việc âm chưa tỏ, ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời. Nên chúng con rất kính mong gia tiên, tiền tổ đi cùng chúng con đến chùa ( hay đền) ..... để kêu thay nói đỡ cho chúng con.


Xin các quan thần linh và các vị tiền chủ chứng giám. Chúng con cũng kính xin các vị cũng kêu thay nói đỡ cho chúng con lên nhà Phật, nhà Thánh giúp cho chúng con.


Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).


+ Giai đoạn cầu xin tại chùa, đền, phủ:


Việc này, có thể thực hiện vào các buổi đi lễ đền, phủ, chùa vào ngày thường, hay ngày rằm, mùng một. Nên thực hiện ít nhất 3 lần. Nếu sau khi hết 3 lần, nếu cảm thấy tâm an thì hãy làm lễ cầu con, nếu cảm thấy tâm chưa an thì thỉnh cầu tiếp cho đến khi cảm thấy tâm an thì mới tiếp tục giai đoạn làm lễ cầu con.


Cách khấn giai đoạn này:


- Khi khấn tại Tam Bảo:


Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)


Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật; con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư phật.


Con lạy Đức Thích Ca Mâu Ni, đức Phật Bà Quan Âm, Đức Thánh Hiền, Đức Chúa Ông cùng hằng hà sa số các chư phật.


Đệ tử con là: ( Họ và Tên), Tuổi: ( Tuổi âm lịch, ví dụ: Kỷ Mão)


Cùng chồng/vợ là: (Họ và tên)Tuổi: ( Tuổi âm lịch)


Ngụ tại: ( Địa chỉ gia đình vợ chồng ở).


Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt,bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ kính lạy các chư Phật, giáng trần soi xét cho chúng con được xám hối về tất cả những tội lỗi mà chúng con đã gây ra trong kiếp trước và kiếp này; chúng con xin được khất trả nghiệp chướng vào kiếp sau. Nếu có các vong linh nào đó theo chúng con, thì xin các vong linh tha cho tội lỗi chúng con và xin Thần Phật giúp cho các vong linh đó siêu thoát; xin ông tơ bà nguyệt tha tội, nếu chúng con cưới xin phạm vào giờ sát.


Chúng con là người trần tục, việc trần chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Thần Phật đức độ cao dày, hạ trần giáng thế giải tai, trừ ách cho con điều thiện, cho con hạnh phúc, cho chúng con có con trai/con gái để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.


Chúng con nguyện làm nhiều điều thiện để được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa. Trước án đài, chúng con xin Thần Phật được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách đã làm muộn đường con cái của chúng con.


Con xin cảm tạ soi xét của các đáng bề trên.


Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần).


- Khi khấn tại Công Đồng Tứ Phủ:


Nam mô A Di Đà Phật (ba lần)


Con lạy chín phương trời, lạy mười phương Phật; con lạy chư Phật mười phương, mười phương chư phật.


Con lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan, Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Thánh Hoàng, Tứ Phủ thánh Cô, Tứ Phủ Thánh Cậu và toàn thể các chư thánh.


Đệ tử con là: ( Họ và Tên), Tuổi: ( Tuổi âm lịch, ví dụ: Kỷ Mão)


Cùng chồng/vợ là: (Họ và tên)Tuổi: ( Tuổi âm lịch)


Ngụ tại: ( Địa chỉ gia đình vợ chồng ở).


Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt,bầu trời cao vút tỏa sáng phúc lành. Vợ chồng con thành tâm thiết lễ kính lạy các chư thánh, giáng trần soi xét cho chúng con xám hối về nghiệp chướng; xin được khất trả nghiệp vào kiếp sau. Nếu có các vong linh nào đó theo chúng con, thì xin các vong linh tha cho tội lỗi chúng con; xin ông tơ bà nguyệt tha tội, nếu chúng con cưới xin phạm vào giờ sát.


Chúng con là người trần tục, việc trần chưa tường, việc âm chưa tỏ. Thân sinh nơi trần tục, mệnh bởi cung trời, cầu xin Phật Thánh đức độ cao dày, hạ trần giáng thế giải tai, trừ ách cho con điều thiện, cho con hạnh phúc, cho chúng con có con trai, con gái để trên gánh việc phật, thánh dưới gánh việc trần gian; để chúng con trọn vẹn hiếu sinh, hạnh phúc gia đình trong ấm ngoài êm.


Chúng con nguyện làm thiện được âm dương báo đáp, cây trái thêm hoa sinh sôi nảy nở. Trước Phật, Thánh, chúng con xin được giải trừ vận hạn, tiêu trừ tai ách làm muộn đường con cái của chúng con.


Con xin cảm tạ soi xét của các đấng bề trên.


Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần).


Nên thực hiện lễ cầu tự thế nào mới linh nghiệm


Lễ cầu tự tức lễ cầu thần thánh ban cho mình đứa con lập tự về sau. Việc cầu con muốn linh nghiệm thì phải hết sức thành tâm và tin tưởng vào quyền năng của Phật, Thánh. Tốt nhất, là tự mình đi cầu tự. Mình cầu cho chính mình, há chi cần thầy kêu hộ.


Muốn đi cầu tự, trước hết phải giữ mình cho thanh khiết, ít nhất nên ăn chay trước khi ngồi lễ để tâm thành động tới quỷ thần. Phải tắm sạch sẽ để tẩy mùi xú uế trần tục, phải kiêng ăn hành tỏi trong ngày đi lễ, hoặc làm lễ.


Nếu đến cầu tại đền, chùa thì lưu ý: Tại Tam Bảo (thờ Phật) chuẩn bị lễ vật: Vàng hương, hoa quả, trầu cau ( tuyệt đối không dùng lễ mặn). Tại Ban Mẫu ( hay Tứ Phủ Công Đồng) thì chúng ta dùng vàng, hương, hoa quả, có thể sử dụng thêm rượu, lễ mặn, thuốc lá... tùy tâm.


Lưu ý rằng: Không nên lo lắng nhiều về lễ vật nhiều hay ít, thiếu hay đủ, điều quan trọng nhất là phải hết sức thành tâm và tin tưởng vào cõi vô hình. Nên cố gắng tự mình làm là tốt nhất, bởi nghiệp báo của mình thì hãy tự mình kêu cầu.


Những người sau khi làm lễ cầu tự, lúc trở về, phải tự coi như đã có một em bé đi kèm theo. Trong suốt hành trình từ nơi cầu tự về nhà, những người này,có những hành động như một người mẹ dắt con theo, mua quà bánh, mua đồ chơi, lúc đi đò trả hai xuất tiền đò, lúc ăn cơm có thêm thức ăn dành cho em bé. Khi về tới cửa, nên gọi người nhà ra đón hai mẹ con.


Sau khi đã đi lễ cầu xin thì ngày rằm, ngày mùng một khi thắp hương tại nhà, các bạn ngoài việc khấn gia tiên để xin gia tiên kêu thay, nói đỡ với phật, thánh cho mình một đứa con, thì cũng nên khấn thêm rằng: Nếu có vong linh trẻ em nào theo chúng con về đây, thì cúi xin gia tiên nhận làm con cháu trong nhà và xin trên cho cháu được đầu thai vào gia đình chúng con.


Lưu ý rằng: Bạn có thể đi nhiều nơi đền, phủ, chùa để phát tâm xin có con, nhưng nên làm lễ cầu tự tại một ngôi chùa ( hay đền) gần nhà mà thôi. Bởi đi cầu xa, khó có thể rằm hay mùng một bạn có thể đi liên tiếp được. Khi tập trung kêu cầu một chỗ bạn sẽ được các thần linh nơi đó giúp đỡ, việc cầu xin của bạn sẽ linh nghiệm hơn.


Việc quán tưởng một em bé đi kèm mình là chỉ sau khi bạn đã nhất tâm làm lễ cầu ở một ngôi đền (hay chùa). Bởi sau khi lễ, nếu tâm bạn thành thì sẽ có vong hài nhi đi theo bạn về chờ ngày bạn thụ tinh và sinh con.


Khi đã cầu khấn nơi cửa đền, cửa chùa, hãy cố gắng làm nhiều việc thiện để tu nhân tích đức cho bản thân, nếu đang làm nghề sát sinh thì cố gắng hạn chế hoặc tốt hết là dừng lại.
Việc cầu tự là một việc không chỉ khấn lễ một lần. Vì vậy, các bạn cần kiên trì thì Phật, Thánh mới gia hộ, bởi đây dù sao đây cũng là nghiệp. Cũng lưu ý Phật, Thánh luôn : Chứng tâm không chứng lễ", vì vậy, các bạn không cần mâm cao cỗ đầy, cứ tâm thành là các Ngài chứng. Thậm chí bạn chỉ cần có vài hoa quả dâng lễ là được. " Tâm động quỷ thần chi", vì vậy, bạn nên kiên trì cho việc lễ cầu xin này. Bạn đừng sốt ruột, 3 tháng, sáu tháng hay một năm cho việc cầu tự này. Nên lễ vào rằm, mùng 1 hàng tháng.


Nên cầu tự ở đâu


Có thể cầu tự ở mọi chùa, nhưng nếu có điều kiện thì đến nơi linh thiêng. Hiện có khá nhiều địa chỉ cầu con linh thiêng. Có 3 địa chỉ nhiều người thường lui tới để cầu tự đó là:


- Đền Sinh ở Chí Linh, Hải Dương: Nơi có phiến đá hình người mẹ đang sinh nở.


- Chùa Hương ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội: Lễ cầu tự được làm tại Hang Cô.


- Chùa Ngọc Hoàng ở TP. Hồ Chí Minh.


Đối với các gia đình khó khăn, không có điều kiện kinh tế để đến được các đền, phủ, chùa xa thì có thể đến một ngôi chùa gần nhà để phát tâm và làm lễ. Trước khi đi đến lễ tại nơi linh thiêng cần phải thực hiện tại nhà và đền chùa gần nhà khoảng 3 tháng là tốt nhất.


Một vài điều nhắn nhủ thêm


Đây là phương pháp lễ bằng tâm, nên chúng ta cần kiên trì và không cần phải lo lắng lễ nhiều hay lễ ít, cứ thành tâm là đủ.


- Các bài khấn ở trên chỉ mang tính khung sườn hướng dẫn mà thôi. Các bạn nên có thể tự kêu thêm theo tâm nguyện của mình thì linh nghiệm hơn.


- Không nên in sẵn ra rồi cầm để đọc. Nếu đọc thì sự thành tâm sẽ không đủ, sự linh ứng sẽ kém. Nên đọc nhiều lần để nhập tâm trước khi khấn, để khấn mạch lạc hơn, ít ngắc ngứ, ngập ngừng.


- Khi khấn nên tập trung tâm trí vào lời khấn, luôn quán tưởng trước mắt mình đó là phật thánh đang ngự (nếu khấn ở chùa, đền), hoặc gia tiên (nếu khấn ở nhà). Khi khấn bạn nên nhắm mắt để quán tưởng được dễ dàng hơn.


- Sau khi đã khấn lễ thì hãy quán tưởng có một vong nhi đi theo mình về nhà (đã nêu rõ ở trên). Khi phát tâm như vậy nó thể hiện sự khao khát của tâm thành, phật thánh sớm chứng tâm hơn.


- Chậm có con theo quan niệm của nhà Phật là do nghiệp, vì vậy, các bạn cần phải kiên trì và cố gắng tự làm lễ lấy. Hãy lấy tâm mình làm lễ, chứ đừng nghĩ lễ cao, cỗ đầy mà linh nghiệm.


- Các bạn nên đọc kỹ bài viết trước khi thực hành phương pháp này để thực hiện cho đúng và sớm thành công.


Chúc các bạn sớm thành công, viên mãn.


Lê Hồng Thái



Khám phá & Chia sẻ Lễ khấn cầu tự cho gia đình hiếm muộn con tại Ngôi nhà Tâm Linh

Biểu hiện của Cơ hành

2:17 AM Add Comment
Biểu hiện của Cơ hành

Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Việc lễ lên đồng là để giao tiếp với thần linh, và xin Thần Thánh gia ân, phù hộ cho, bản mệnh, Lộc tài, gia đình, con cái.... 


Khi một người có mệnh đồng hoặc căn quả , thì sẽ phải làm một quả lễ, gọi là lễ mở phủ hay nói cách khác là lễ trình đồng. Nhưng vì một lý do gì đấy, mà chưa có điều kiện làm lễ trình đồng ấy, thì sẽ bị cơ hành


Người bị cơ hành ,sẽ có những biểu hiện như sau:


1.Thi thoảng hay thường xuyên rơi vào cảm giác mờ ảo, chiêm bao thấy các bậc Tiên Thánh , luôn có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở cho bản thân.


2.Khi nói đến chuyện đi lễ các Đền, các phủ, hoặc nhắc tới các vị Tiên Thánh bản thân họ cảm thấy phấn chấn, hào hứng và nhiệt thành muốn tham gia , và cảm thấy rất sướng khi được về lễ các đền ,các phủ, nếu không được về lễ thì lo lắng, bất an, không làm ăn gì được
Khi được đề cập tới những câu nói, những mẩu chuyện, những bài giảng về Tiên Thánh , họ cảm thấy như có một động lực thôi thúc họ chú ý lắng nghe, chiêm nghiệm, có khi là biểu đạt cảm niệm của bản thân về Tiên Thánh một cách rất hào hứng.


3.Khi đi lễ các Đền, Phủ, hoặc được dự các vấn hầu đồng, họ thấy tâm hồn mình lâng lâng, phiêu phiêu, bay bổng, lúc đó họ phấn chấn, tinh thần giống như có một động lực thúc đẩy, tâm họ cảm thấy an lành, dịu mát, cũng có khi là xúc động, họ cảm nhận sự đồng cảm với cuộc đời Thánh đức trước kia qua các lời văn, lời tấu, lời thỉnh. Do đó đôi lúc họ có thể nhảy múa theo ..... Và nhập vai với các bậc Tiên Thánh, ( ta gọi là ứng bóng )


Cũng có thể họ thấy mình chưa được như các ghế đang hầu... Hoặc còn bức xúc một vấn đề gì đấy, Trong cuộc sống của họ, cho nên khi lễ đền, phủ, họ có những hành động không tự kiềm chế được, có thể là khóc, ( gọi là tủi bóng) có thể bị một hành động gì đấy, khó hiểu, hoặc có thể nói những lời mà chính họ cũng không chủ ý , hoặc .v.v. ( ta gọi là ốp bóng)


Nhìn chung ứng bóng, tủi bóng, ốp bóng, rất đa dạng, mỗi người một kiểu, không ai giống ai, và tùy từng nơi, từng đền, có người đi lễ đền này không bị, nhưng đền khác lại bị...
Rất khó phân tích vấn đề này...


Một phần nữa là do khả năng hấp thu cảm thụ tâm linh nơi Đền, Phủ của mỗi người, ở nhiều mức độ khác nhau, cho nên :


- Nếu người nào đó mà ở mức độ nhẹ thì như trên đã trình bày


- Còn những mức độ nặng hơn thì họ có những hành động, cử chỉ, lời nói một cách vô thức trong lúc họ hoàn toàn không biết mọi sự xảy ra xung quanh, không biết được mình đang hành động như thế nào nhưng không tự chủ được. Cái này gọi là sát căn, có nghĩa là khả năng hấp thu tâm linh của họ rất lớn.


Sau này họ có thể nhìn, tuyên đoán được mọi sự việc sẽ xảy ra trong tương lai ( tức là xem bói)


Hoặc họ có thể hấp thụ tâm linh của các vong linh đã mất.... ( Tìm mộ, hoặc gọi hồn)


Người có căn đồng có cuộc sống đời thường đa dạng, xuất thân từ nhiều thành phần xã hội,
Vì căn đồng không chừa một ai, nhưng tất cả đều trải qua một thời gian để rồi mới biết đến Thánh , đó là thời gian bị hành.


BỊ HÀNH THÌ RA SAO Tham khảo: Các kiểu cơ hành



Khám phá & Chia sẻ Biểu hiện của Cơ hành tại Ngôi nhà Tâm Linh

Đi chùa Hà - Hà Nội cầu duyên

6:39 PM Add Comment
Đi chùa Hà - Hà Nội cầu duyên

Chùa Hà tọa lạc ngay trên phố Chùa Hà thuộc Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là ngôi chùa nổi tiếng về cầu duyên tại Hà Nội. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự.


Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng về cầu duyên nên chùa lúc nào cũng đông các nam tuấn nữ tú. Đây là nơi trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.


Trong giới trẻ, còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: Nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó, khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.


Tuy vậy, ngoài tin đồn cầu duyên linh thiêng, chùa Hà cũng được cho là nơi chỉ cầu được duyên chưa đến, chứ nếu duyên đến rồi, thì không nên cầu. Bởi có rồi mà cầu thì chỉ có… tan mà thôi.


Truyền thuyết về Chùa Hà. Có hai truyền thuyết về Chùa Hà:


Truyền thuyết thứ nhất: Vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072). Khi ấy nhà vua đã ngoài 40 tuổi mà chưa có con nên đi đến một ngôi chùa trên vùng Dịch Vọng ngày nay để cầu tự, sau đó sinh ra Thái tử Càn Đức, sau này lên ngôi lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Ngôi chùa nhà vua đến về sau đổi tên thành chùa Thánh Chúa. Trên đường về nhà vua lại ghé thăm một ngôi chùa khác và ban tiền để sửa chùa. Ngôi chùa khác ấy chính là chùa Hà ngày nay. Cũng vì thế, chùa có tên chữ là: Thánh Đức tự.


Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.


Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ ở chợ trong và ngoài thành Thăng Long. Nhờ buôn bán phát đạt, hai gia đình này tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680).


Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà. Đến ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, nhân dân xóm Bối Hà cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại.


Hiện nay, lăng mộ thờ hai gia đình vẫn được lưu giữ trong chùa.


Không gian tâm linh của chùa Hà


Chùa Hà hiện nay là một quần thể bao gồm: Chùa Hà, Đình Hà và Điện Mẫu.




[caption id="attachment_1047" align="aligncenter" width="600"] Tiền đường chùa Hà[/caption]

Sau cổng tam quan của Chùa Hà là vườn cây xanh, hồ nước hình bán nguyệt, cây đa và sân chùa. Bên cạnh hồ nước là bia đá bốn mặt Thánh Đức tự bi mới được phục chế gần đây . Ở bên phải trước cửa chùa đặt 18 tấm bia hậu được tạo vào cuối thời Nguyễn ghi việc tu sửa và gửi hậu tại chùa.


Chùa Hà nhìn ra hướng tây, chùa chính kết cấu kiểu chữ Đinh có Tiền đường và Thượng điện, tam bảo năm gian rộng. Tòa phật điện của chùa được bố trí theo nhiều lớp. Đức Ông chùa Hà rất linh thiêng nên dân quanh vùng có câu: "Đức Ông chùa Hà, Đức Bà chùa Hương".


Phía sau chính điện của chùa là Điện Mẫu. Kiến trúc Điện Mẫu bao gồm phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện.


Đình Hà nằm bên phải Chùa Hà. Đình Hà được thờ 2 vị thành hoàng là Triệu Chí Thành và Chu Lý, các tướng của Triệu Việt Vương (thế kỷ VI) có công chống giặc Lương.


Không gian cụm di tích Chùa Hà có rất nhiều cây cổ thụ. Nơi đây, còn có mấy cây đa có nguồn gốc Ấn Độ luôn xanh tốt, rợp bóng sân chùa, đã nhiều lần tỉa bớt cành những vẫn xòe tán rất rộng. Phía trước sân chùa là một chiếc ao hình bán nguyệt, được bao phủ bới nhiều cây xanh.


Chùa có một khuôn viên rộng, có ghế đá cho du khách dừng chân. Đến với Chùa Hà ta có thể tìm ở nơi đây một cảm giác yên tĩnh, thanh tịnh giữa lòng Thủ đô.


Một điểm đặc biệt nữa, dọc con phố dẫn vào chùa Hà chỉ bán hoa hồng, loài hoa tượng trưng cho tình yêu. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp…


Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào


Đến cầu duyên ở chùa Hà rất đơn giản, bạn nhờ các ông lão ngoài cửa chùa viết sớ (3 tờ sớ đặt ở 3 ban), rồi mua thêm hoa hồng (3 bông, cầu duyên thì mua hoa, cầu cái khác thì không cần), bánh kẹo hoặc hoa quả gì đó, đặt lên ban rồi khấn thôi.


Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đặt lễ ở bàn thờ Mẫu, không được đặt ở của Tam Bảo.


Tất nhiên, có sớ rồi thì mình vẫn phải khấn. Chỉ lưu ý rằng bạn cần thật thành tâm, cầu bằng chính cái tâm của mình. Chùa Hà cầu duyên là do mọi người truyền tai nhau, việc linh thiêng ở ngôi chùa này thì vẫn còn chưa được nhiều người chứng minh. Dù thế, khi đến Chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào bạn cũng nên dâng hương bằng tâm thành của mình.


Lê Hồng Thái



Khám phá & Chia sẻ Đi chùa Hà - Hà Nội cầu duyên tại Ngôi nhà Tâm Linh

Bùa đậu đỏ - đuổi vận xui, chiêu vận may

8:36 PM Add Comment
Bùa đậu đỏ - đuổi vận xui, chiêu vận may

Không chỉ là một loại đậu dùng để nấu chè, nấu cháo, bùa đậu đỏ còn có nhiều công dụng phong thủy mà chắc chắn các bạn sẽ vô cùng tiếc nuối vì không biết những điều này sớm hơn.


Đậu đỏ là loại hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng không còn xa lạ với chúng ta. Nhắc đến đậu đỏ, người ta nghĩ ngay đến các món chè giải nhiệt ngày hè như chè đậu đỏ nếp cẩm, sữa đậu đỏ mật ong, nước hầm đậu đỏ, mochi đậu đỏ... hay các món ăn thơm ngon trên mâm cơm gia đình như đậu đỏ hầm sườn non, xôi đậu đỏ,...


Tuy nhiên, ngoài làm thực phẩm bổ dưỡng, bùa đậu đỏ còn một công dụng tuyệt vời nữa mà ít người biết đến. Đây chính là một loại vật phẩm phong thủy được tin là rất hiệu nghiệm mà nhiều người áp dụng.


Theo quan niệm dân gian, đậu đỏ không chỉ giúp bạn tránh được những điều xui rủi, mà còn giúp con đường tình duyên của bạn gặp nhiều may mắn. Nếu ăn đậu đỏ hoặc mang theo đậu đỏ bên mình thì sẽ nhanh chóng gặp được "ý trung nhân", nên duyên vợ chồng và sống cả đời hạnh phúc bên nhau.


Với màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, đậu đỏ được xem là một trong những vật phong thủy mang lại may mắn. Theo các chuyên gia phong thuỷ, đậu đỏ không chỉ thu hút thêm nhiều tài lộc cho ngôi nhà của bạn, mà còn xua đi tất cả những vận rủi đang đeo bám.


Ngoài ra loại đậu "thần thánh" này sẽ giúp "hóa hung thành cát", kéo tài lộc về nhà và giúp mọi công việc đều thuận lợi.


ST



Khám phá & Chia sẻ Bùa đậu đỏ - đuổi vận xui, chiêu vận may tại Ngôi nhà Tâm Linh

Đền Mẫu Đông Cuông - Yên Bái

5:40 PM Add Comment
Đền Mẫu Đông Cuông - Yên Bái

Đền Mẫu Đông Cuông là một trong các nơi khởi đầu của phong trào tục thờ Mẫu Việt Nam. Đến nay đền đã được xây dựng lại khang trang bề thế. Đền Mẫu Đông Cuông được coi là đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn – Mẫu thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu..


Đền Mẫu Đông Cuông cách thành phố Yên Bái hơn 50 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Lào cai. Đền Mẫu Đông Cuông thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn và thờ thần Vệ Quốc và các vị anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống giặc Nguyên, chống Pháp.


Trước đây đền có tên là “Đền Đông”, “Đền Mẫu Đông”, hay còn gọi là “Đông Quang linh từ”, còn bây giờ được gọi là “Đền Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn”.


Từ lâu, Đền Mẫu Đông Cuông xã Đông Cuông nổi tiếng là ngôi đền linh thiêng, thờ Mẫu Thượng Ngàn, hàng năm thu hút đông đảo nhân dân cả nước đến dâng hương, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho mình và người thân một năm gặp nhiều may mắn…


Đền Mẫu Đông Cuông đã có từ lâu đời, và là một trong hai ngôi đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, thuộc địa phận xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Đền được xây dựng ở nơi có phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông hòa hợp nên vừa là di tích, vừa là thắng cảnh đẹp của tỉnh.


Đền Mẫu Đông Cuông thờ ai : bên cạnh việc phụng thờ Mẫu Thượng Ngàn, trong đền còn thờ các vị có công với nước trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông vào thế kỷ 13, đó là một số vị tướng người dân tộc ở địa phương, nên ngôi đền này còn có tên gọi là đền thờ thần Vệ quốc.



Theo Đại Nam nhất thống chí, Đền Đông Cuông thờ Cao Quan Đại Vương, huý là Thổ Lệnh và Thạch Khanh, đã có công chu du thiên hạ, tìm phương thuốc quí để chữa bệnh cho nhân dân. Đến khi mất lại rất linh ứng, ngầm theo để giúp các vị tướng lĩnh đánh giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương, được nhân dân suy tôn, vua gia phong là “Thần vệ quốc” và đã hoá thân thành Mẫu Thượng Ngàn, là người mẹ của vũ trụ. Năm 1258, nghĩa quân của tướng Hà Đặc sau khi thắng trận đã tập kết quân tại đền Đông Cuông và tổ chức mổ trâu khao quân.


Trải qua các thời kỳ lịch sử dân tộc chống giặc ngoại xâm Đền Mẫu Đông Cuông còn tôn thờ thêm các vị anh hùng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XVIII và các vị Thủ lĩnh người Tày trong cuộc khởi nghĩa Giáp Dần của người Dao – Tày 1913 – 1914 đã hi sinh anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


Trải qua những thăng trầm lịch sử và sau nhiều năm tôn tạo, ngày nay kiến trúc đền Đông Cuông mang dáng dấp kiến trúc đền chùa thời Lý Trần, với mái ngói cong và hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết, được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Trên các đầu dư, đầu bẩy, xà ngang, cốn nách, câu đầu... đều được chạm khắc tỉ mỉ theo các chủ đề tứ linh và hoa lá, đạt trình độ cao về kỹ thuật phục chế và mỹ thuật.


- Mặt đền Đông Cuông quay về phía Nam, có địa thế hướng sông tựa núi với cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc. Con đường dốc độc đạo chạy từ phía Đông lên đền, uốn lượn quanh co như vắt ngang lưng chừng núi khiến khung cảnh càng thêm thâm nghiêm, tĩnh mịch. Khuôn viên quanh đền rộng mở, với cây cối sum xuê tỏa bóng mát, điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận... khoe sắc thắm mỗi khi đến mùa hoa nở rộ.



Với tín ngưỡng thờ Mẫu và các anh hùng có công với đất nước, ngôi đền mang đậm truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Ngày 3 tháng 2 năm 2009, đền Đông Cuông Yên Bái đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia, trở thành điểm du lịch về nguồn ý nghĩa.


Sự anh linh của Mẫu Thượng Ngàn


Sử sách truyền lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam có sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi là người đã sắc phong Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Tích sắc phong này là: Vào thời đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn bị vây khốn ở Phản Ẩm. Khi tình thế nguy cấp. Mẫu Thượng Ngàn đã hóa thành ngọn đuốc lớn, soi đường quân sĩ thoát vây. Trong suốt cuộc chiến, vua Lê luôn được sự che chỏ của Mẫu. Vì thế, sau khi cuộc khởi nghĩa vua Lê đã ra sắc phong để phong cho Mẫu là Lê Mại Đại Vương.


Một số huyền tích về Đền Mẫu Đông Cuông


1. “Trong Kiến Văn Tiểu Lục quyển X mục “Linh tích” thời hậu Lê, cụ Lê Quý Đôn viết:


“Văn Châu, một người thuyền hộ xã Kính Chủ, huyện Thanh Ba (nay thuộc địa phận Lâm Thao- Phú Thọ) là học trò Hiệu như Nguyễn Đình Kính. Giữa niên hiệu Bảo Thái (1720 – 1729) đi buôn ở Đông Quang (nay thuộc huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái) bến sông này có miếu thờ Đông Quang Công Chúa vẫn nổi tiếng anh linh. Tục truyền Công Chúa là vợ Đại vương miếu Ngọc Tháp huyện Sơn Vi (sau đổi là huyện Lâm Thao).


Một hôm trời đã tối, Văn Châu thấy một người từ trong miếu Đông Quang đi ra đến chỗ thuyền đỗ, gọi tên mình và bảo rằng: “Khi thuyền nhà ngươi trở về qua miếu Ngọc Tháp, phiền nhà ngươi nói giúp là kính tạ Đại vương, Chúa bà đã sinh con trai rồi, gửi lời về báo để đại vương biết”. Nói xong liền biến mất. Đường thuỷ mà thuyền buồm đi từ Đông Quang đến Ngọc Tháp phải ba, bốn ngày, thế mà ngày hôm ấy, Văn Châu bắt đầu đi từ sáng sớm mà đến giờ Thân đã tới Ngọc Tháp (chỗ này núi đá mọc nhô ra bến sông như hình ruột ốc, miếu ở trên núi, bên cạnh miếu có chùa Lăng Nghiêm) Văn Châu theo lời thầy dặn, đứng ở đầu thuyền nói lại rồi đi”.


2. Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền và tế tự chép:


” Đông Quang Công Chúa là Lê Thị Kiểm. Bà là vợ ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cai quản vùng Đông Cuông và ngoại vi. Ông Thiên, hậu duệ của Hà Đặc, Hà Bổng (Trại chủ Quy Hoá) bị hy sinh trong chiến tranh chống quân Nguyên. Ông bà sinh hạ được một con trai. Khi Ông tạ thế, bà Kiểm và con trai ở lại Đồng Cuông rồi mất tại đấy. Dân lập miếu thờ ông bên Ghềnh Ngai (hữu ngạn sông Hồng) và thờ hai mẹ con bà bên tả ngạn, đối diện với miếu”.


3. Trong nhân dân hai xã Đông Cuông và Ngòi A lưu truyền một huyền thoại:


Ở xóm Đá Ôm, thôn Đồng Dẹt, xã Đông Cuông có một giếng nước sâu trong vắt. Giếng ở chân gò, nơi chúa họ Cầm ở (tù trưởng bộ tộc Tày). Một hôm, con gái tù trưởng là Cầm Thị Lả (Cầm Thị Lê) ra giếng gội đầu. Lỡ tay đánh rơi lược xuống giếng, nàng vội nhào theo vớt lược. Lược chẳng thấy chỉ thấy đáy giếng lộ ra một con đường rộng, sâu hút. Nàng theo đường ấy, đi mãi đến Thuỷ Cung rồi gặp Long Vương lấy làm chồng và sinh hạ được một con trai. Nhớ nhà, nàng bế con trở lại dương thế và hứa với Long Vương hàng năm sẽ xuống thăm chồng một lần và chỉ đi một mình không đem con đi cùng. Giếng Đồng Dẹt trở thành giếng thần. Tháng Giêng ngày mão, xã chọn thanh niên chưa vợ đi tát sạch giếng để lọc lấy nước trong thanh khiết cúng lễ.


Ngoài ra, vào ngày Mão đầu tiên của năm mới, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội đền Đông Cuông, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, cầu tài cầu lộc đầu xuân và một năm mưa thuận gió hòa. Trong dịp lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa dân gian và giải trí sôi động.


Tham khảo: Các ngày tiệc của tứ phủ Công đồng.

Khám phá & Chia sẻ Đền Mẫu Đông Cuông - Yên Bái tại Ngôi nhà Tâm Linh

Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) và Bài Cúng

12:05 AM Add Comment
Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) và Bài Cúng

Tết Nguyên Tiêu (Rằm Tháng Giêng) là ngày lễ hội cổ truyền tại Trung Quốc và là tết Thượng Nguyên tại Việt Nam. Lễ hội trăng rằm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.


Dân gian ta có câu: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng. Cho thấy đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.


Ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến.


Dưới đây là bài khấn cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, các gia đình có thể thảm khảo:


Nam mô A Di Đà Phật!


Nam mô A Di Đà Phật!


Nam mô A Di Đà Phật!


– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.


– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.


– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.


– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.


Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..


Ngụ tại:………………………………………. ……………………..


Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm ……. gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.


Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.


Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.


Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.


Nam mô A Di Đà Phật!


Nam mô A Di Đà Phật!


Nam mô A Di Đà Phật!


Khấn xong, vái 3 vái.



Khám phá & Chia sẻ Tết Nguyên Tiêu (Tết Thượng Nguyên) và Bài Cúng tại Ngôi nhà Tâm Linh

Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết

7:55 PM Add Comment
Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày 30 tết, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.


Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.


Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.


Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món nào
Với những khu vực, vùng miền khác nhau thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau.


Mâm cơm cúng miền Bắc:


Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:


- Cơm trắng


- Xôi gấc (xôi vò)


- Giò chả


- Thịt quay


- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ


- Gà luộc


- Miến xào lòng gà


- Nộm


- Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)


- Nem rán


Trên đây là những món ăn thường có trong mâm cơm cúng ở miền Bắc, thông thường sẽ không thể thiếu được món xôi gà. Gà được chọn để cúng phải là gà trống, mới tập gáy và đạt trọng lượng từ 1,2kg đến 1,5kg là đẹp nhất. Không nên chọn những con gà quá to, thì bày trí không được đẹp mắt. Gà lúc làm thịt xong sẽ được tạo dáng sao cho đẹp mắt và bắt buộc phải luộc riêng cùng với bộ lòng mề và tiết để mang thờ cúng.


Mâm cơm cúng miền Trung:


Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:


- Xôi vò, xôi lạc


- Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)


- Rau xào


- Cá thu kho khúc


- Canh xương hầm rau củ


- Thịt kho tiêu


Mâm cơm cúng miền Nam:


Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “ục và “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:


- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam


- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng


- Món hầm thường là thịt heo hầm măng


- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.


Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng


Khi làm mâm cơm cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy mà do tấm lòng thành của gia chủ. Biết những món ăn ưa thích của người trên, với những điều kiêng kị cũng như tôn trọng bề trên thì khi làm mâm cơm cúng người ta thường:


- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên


- Trên mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi, sống hay tanh


- Không cúng như món như cá mè, cá sông.


- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.


- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.


VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):


Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)


- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.


- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.


- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.


- Con kính lạy các Chư chân linh gia tiên tiền tổ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, ,bá thức, huynh đệ, cô di tỷ muội, bà cô, ông mãnh, cô cậu tại gia, đẳng đẳng các chư Tiên linh nội ngoại họ hàng, các chi, các phái, các nghành...


Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ĐINH DẬU


Tín chủ (chúng) con là: ...


Ngụ tại...


Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.


Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.


Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận. ( muốn gì thì cầu xin thêm)


Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Âm phù Dương trợ cho chúng con, nghinh đón tân xuân, Lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười, gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành, sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm


Chúng con người Trần mắt thịt, ăn chưa sạch, Bạch chưa thông...... Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám


Cẩn cáo



Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh