Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết

7:55 PM

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày 30 tết, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.


Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.


Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.


Mâm cơm cúng ngày Tết gồm những món nào
Với những khu vực, vùng miền khác nhau thì những món ăn trên mâm cơm cúng gia tiên cũng khác nhau.


Mâm cơm cúng miền Bắc:


Với người miền Bắc, ẩm thực là thứ không thiếu thiếu trong những đám giỗ hay ngày lễ tết quan trọng. Trên bàn thờ thì mâm cơm cúng gia tiên nhất định sẽ có những món sau:


- Cơm trắng


- Xôi gấc (xôi vò)


- Giò chả


- Thịt quay


- Chân giò hầm măng hoặc mộc nhĩ


- Gà luộc


- Miến xào lòng gà


- Nộm


- Rau xào (tùy theo mùa nào thì có món rau đó)


- Nem rán


Trên đây là những món ăn thường có trong mâm cơm cúng ở miền Bắc, thông thường sẽ không thể thiếu được món xôi gà. Gà được chọn để cúng phải là gà trống, mới tập gáy và đạt trọng lượng từ 1,2kg đến 1,5kg là đẹp nhất. Không nên chọn những con gà quá to, thì bày trí không được đẹp mắt. Gà lúc làm thịt xong sẽ được tạo dáng sao cho đẹp mắt và bắt buộc phải luộc riêng cùng với bộ lòng mề và tiết để mang thờ cúng.


Mâm cơm cúng miền Trung:


Đối với những người dân miền Trung, tuy thường xuyên chịu nhiều thiên tai, gặp nhiều khó khăn hơn những vùng khác, nhưng ẩm thực ở đây cũng phong phú không kém với những món ăn đặc trưng có trên mâm cơm cúng gia tiên như sau:


- Xôi vò, xôi lạc


- Gà luộc ( nếu không có gà thì thay thế bằng Thịt heo luộc)


- Rau xào


- Cá thu kho khúc


- Canh xương hầm rau củ


- Thịt kho tiêu


Mâm cơm cúng miền Nam:


Trong các dịp lễ, con cháu là người hiểu rõ nhất ông bà mình thích những món gì, khẩu vị ra làm sao? Người dân miền Nam khá chú trọng với việc gia vị và nêm nếm thức ăn. Dân gian ta có câu “ục và “Trần sao âm vậy” ý chỉ sinh hoạt ở trên gian và ở âm giới cũng giống nhau. Mỗi mâm cơm cúng của các gia đình người miền Nam đều có 4 món chính như sau:


- Món kho thường là thịt kho tàu, hay cá lóc kho với nước dừa mang đậm hương vị miền Nam


- Thịt ba chỉ luộc xắt miếng mỏng


- Món hầm thường là thịt heo hầm măng


- Món xào tuyệt đối không dùng thịt rừng mà thường có các món nhưng xào chua, xào mặn.


Những kiêng kị khi làm mâm cơm cúng


Khi làm mâm cơm cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy mà do tấm lòng thành của gia chủ. Biết những món ăn ưa thích của người trên, với những điều kiêng kị cũng như tôn trọng bề trên thì khi làm mâm cơm cúng người ta thường:


- Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng gia tiên


- Trên mâm cơm cúng gia tiên không chứa những món gỏi, sống hay tanh


- Không cúng như món như cá mè, cá sông.


- Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.


- Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.


VĂN KHẤN LỄ TẤT NIÊN ngày 30 Tết (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa - Thông tin):


Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)


- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.


- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.


- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.


- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.


- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.


- Con kính lạy các Chư chân linh gia tiên tiền tổ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, ,bá thức, huynh đệ, cô di tỷ muội, bà cô, ông mãnh, cô cậu tại gia, đẳng đẳng các chư Tiên linh nội ngoại họ hàng, các chi, các phái, các nghành...


Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ĐINH DẬU


Tín chủ (chúng) con là: ...


Ngụ tại...


Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.


Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.


Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận. ( muốn gì thì cầu xin thêm)


Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Âm phù Dương trợ cho chúng con, nghinh đón tân xuân, Lộc tài vượng tiến, đi tươi về tốt, đi một về mười, gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành, sở nguyện như ý, sở cầu tòng tâm


Chúng con người Trần mắt thịt, ăn chưa sạch, Bạch chưa thông...... Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám


Cẩn cáo



Khám phá & Chia sẻ Văn khấn lễ Tất Niên ngày tết tại Ngôi nhà Tâm Linh

Chia sẻ :

Bài cũ
Next Post »
0 Bình luận

Bình luận:
  • Taxi Nội Bài là dịch vụ đón tiễn sân bay giá rẻ trọn gói của Công ty TNHH Transfer Hà Nội – Tổng đài (04) 37.57.66.66/